Kế toán luôn phải đảm nhận những công việc liên quan đến hạch toán chi phí và tính giá thành. Nhằm giúp kế toán hoàn thiện trong cách hạch toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp. Dưới đây là cách hạch toán chi phí và tính giá thành cho doanh nghiệp.
Phân loại chi phí doanh nghiệp
Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
– Chi phí nhân công trực tiếp.
– Chi phí sản xuất chung (ở phân xưởng sản xuất).
Một số tài khoản trong quá trình hạch toán
Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán quá trình sản xuất:
Tài khoản 111 – Tiền mặt
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 142 – Chi phí trả trước
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 155 – Thành phẩm
Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên
Tài khoản 335 – Chi phí phải trả
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 – Phải trả CNV.
– Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.
– Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.
– Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:
(1) Nợ TK 142 – Chi phí trả trước
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).
(2) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 142 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).
– Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
– Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 111, 112, 331.
– Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí SX chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
– Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
– Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
– Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.
– Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.
– Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.