Tổng hợp những rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp xây lắp

RỦI RO VỀ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Trước tiên, chúng ta cần nắm được đặc điểm của ngành xây lắp qua một số điểm chính yếu sau đây:

  •  Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có đủ điều kiện đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư.
  • Quá trình thi công của hoạt động xây lắp được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau. Điều này dẫn đến việc theo dõi tập hợp, theo dõi chi phí (mà trọng yếu nhất là Giá vốn công trình xây lắp) sẽ cần nhiều thời gian hơn các mô hình kinh doanh khác.
  • Ngoài ra, đặc thù của ngành xây lắp là các chi phí ngoài dự toán thường xuyên phát sinh do biến động giá cả nguyên vật liệu, tính ổn định về năng suất nhân công và máy thi công.

Tiếp theo, kế toán doanh nghiệp xây lắp cần nắm được quy định hiện hành về kế toán và các sắc thuế có liên quan gắn liền đến vòng đời của công trình xây dựng

? Về kế toán, bên cạnh Thông tư 200/2014/TT-BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC thì Chuẩn mực kế toán số 15: “Hợp đồng xây dựng” cũng là một văn bản thiết yếu để làm cơ sở cho kế toán áp dụng ghi nhận doanh thu – giá vốn theo nguyên tắc phù hợp của kế toán – Chuẩn mực chung.
? Về thuế: chúng ta có thể chia các sắc thuế thường tác động đến hoạt động xây lắp thành 2 nhóm:
?Nhóm 1: Thuế GTGT và thuế TNDN
✅ Giá tính thuế GTGT hay doanh thu chịu thuế TNDN đối với hoạt động xây dựng là giá trị công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT
✅ Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.
? Ngày lập hoá đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
? Nhóm 2: thuế TNCN
✅ Khấu trừ thuế TNCN đối với tiền lương của nhân công theo 2 phương pháp căn cứ loại thời hạn Hợp đồng lao động
? Về rủi ro sai sót trong từng sắc thuế có thể tóm tắt như sau:
1️⃣ Đối với đầu ra: Ghi doanh thu chịu thuế TNDN và kê khai thuế GTGT cũng như xuất hoá đơn chưa đúng thời điểm, không tương ứng với tiến độ hoàn thành thực tế của công trình
2️⃣ Đối với đầu vào: Rủi ro Hoá đơn đầu vào rơi vào trường hợp Hoá đơn bất hợp pháp, điều kiện với chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt không được thoả mãn.
?Về biện pháp kiểm soát, chúng ta có thể xem thêm tại hình vẽ bên dưới.

Tổng hợp những rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp xây lắp
Tổng hợp những rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp xây lắp