Kế toán hàng tồn kho và rủi ro về Thuế đối với giá thành sản xuất

Trong các mô hình kinh doanh thì doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi nhà quản lý và kế toán phải bỏ ra nhiều nguồn lực hơn để quản trị so với các mô hình khác.Sự khác biệt chủ yếu giữa mô hình sản xuất và các loại hình còn lại là tính đa dạng về hàng tồn kho.

 

Nếu ở doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên BCTC, doanh nghiệp thương mại tuy tỷ trọng lớn hơn nhưng độ đa dạng chỉ dừng lại khoản mục hàng hoá, riêng đối với doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ trong việc theo dõi, đánh giá liên tục về số lượng và giá trị của nguyên vật liệu (TK 152), công cụ dụng cụ (TK 153), chi phí sản xuất dở dang (TK 154), thành phẩm (TK 155), hàng hoá (TK 156).

Tất cả các khoản mục này sẽ cấu thành nên Giá thành sản xuất và sau là Giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, tính chính xác về giá thành sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng trong 2 khía cạnh:

1️⃣ Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2️⃣ Giá thành không chính xác sẽ dẫn đến việc định giá bán không chính xác làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

? Về khía cạnh thuế, có 4 vấn đề cần lưu tâm khi kế toán hàng tồn kho

1️⃣ Thời điểm ghi nhận hàng tồn kho (nguyên vật liệu đầu vào) vào sổ sách kế toán nên căn cứ vào thực tế nhập kho hay dựa vào ngày hoá đơn đối với trường hợp nguyên vật liệu về trước, hoá đơn về sau.

? Về mặt lý thuyết cũng như theo quy định hiện hành tại Thông tư 39/2014 về thời điểm xuất hoá đơn đối với bên bán thì ngày lập hoá đơn là ngày chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với hàng hoá. Điều này hoàn toàn phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác. Chính vì vậy, khi 2 bên thực hiện chưa đúng quy định sẽ có rủi ro như sau:

? Nếu bên bán không xuất hoá đơn theo thực tế thời điểm giao dịch mua bán hoàn thành thì bên bán sẽ chịu rủi ro về thuế khi xuất hoá đơn không đúng thời điểm;

? Đối với bên mua có khả năng bị loại Giá vốn hàng bán tương ứng lượng nguyên vật liệu chưa có Hoá đơn, chứng từ hợp lệ.

2️⃣ Tính hợp lệ của Hoá đơn đầu vào bao gồm tính chính xác của các chỉ tiêu trên hoá đơn. Trường hợp thông tin chưa chính xác, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với bên bán để tiến hành biện pháp xử lý phù hợp như: lập biên bản điều chỉnh hoá đơn hay lập hoá đơn điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể.

3️⃣ Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho, về bản chất đây là 1 khoản ước tính kế toán nhằm tuân thủ nguyên tắc thận trọng của kế toán: Tài sản không được đánh giá cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Do vậy, yêu cầu về thuế cũng như kế toán đối với khoản mục này cần sự tổng hoà của 3 tiêu chí:

✅ Căn cứ trích lập phù hợp và bám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh

✅ Hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc trích lập phải đầy đủ (hồ sơ, biên bản,…)

✅ Tính chính xác của việc trích lập thể hiện thông qua phương pháp tính toán số liệu
? Về tiêu chí cuối cùng này, các bạn có thể tham khảo hình vẽ bên dưới về các xác định Giá trị thuần có thể thực hiện được.

4️⃣ Doanh nghiệp sản xuất có cần trích lập định mức, thực ra nó tuỳ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp dựa trên bài toán cân đối giữa lợi ích và chi phí bỏ ra.

Như đã đề cập ở phần đầu, giá thành là 1 loại chi phí sản xuất kinh doanh, là khoản mục trọng yếu khi thanh kiểm tra thuế. Do đó, kế toán còn là người tham mưu cho nhà quản lý các tư vấn chuyên môn, cụ thể là việc xây dựng định mức để quản trị nội bộ và giảm rủi ro pháp lý về thuế

? Khoản 2.3 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC:

1️⃣ Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.

2️⃣ Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.

3️⃣ Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý >> không được trừ khi tính thuế.

? Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.

Như vậy kể từ TT96/2015 DN không phải nộp định mức sản xuất cho Cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Thế thì DN sẽ được gì nếu xây dựng định mức. Chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

? Để sản xuất 1 cái bàn nặng 17kg thì cần 20kg Nguyên vật liệu (ở đây là nhựa) công thêm chi phí nhân công, khấu hao máy móc và các chi phí khác như điện, nước, văn phòng phẩm (gọi chung là chi phí sản xuất gián tiếp).

Theo định luật bảo toàn khối lượng thì đầu vào = đầu ra. Do đó, chênh lệch giữa thành phẩm và NVL bỏ vào quy trình ban đầu là 3kg. Trong đó, sản phẩm dở dang là 2kg, phế phẩm là 1kg.

? Có 2 điều cần lưu ý khi xử lý lượng phế phẩm.

1️⃣ Nếu phế phẩm bán được ra ngoài để thu hồi một phần vốn sản xuất kinh doanh thì DN cần xuất hoá đơn khi bán phế phẩm như TT39/2014 quy định.

2️⃣ Phế phẩm không thể bán ra hay tái sử dụng, DN dự định ghi tăng Giá vốn hàng bán trong kỳ. Một câu hỏi được đặt ra:

❓Lượng hao hụt này sẽ được trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN

✅ Câu trả là CÓ nhưng cần điều kiện “DN phải có định mức sản xuất để giải trình khi cơ quan thuế kiểm tra. Định mức này cần xây dựng trên cơ sở thực tế sản xuất của DN, tính chất lý hoá của NVL, hao mòn của máy móc theo thời gian làm sụt giảm năng suất.

Do đó, DN cần định kỳ kiểm tra, điều chỉnh định mức cho phù hợp với hoạt động sản xuất và giảm thiểu rủi ro về thuế.