Công tác kế toán đã và đang tạo nên những điều kỳ diệu trong mỗi tổ chức, công ty. Nhờ có kế toán mà những nhà đầu tư, doanh nhân sẽ hiểu mình, hiểu người hơn. Bởi thương trường là chiến trường, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Ở một góc độ nhất định kế toán thực sự đã đóng vai trò là sức mạnh và thể hiện tiềm lực cốt lõi của một doanh nghiệp. Dù xem xét ở khía cạnh nào đi nữa thì công tác kế toán cũng thực sự rất quan trọng. Với bài viết kế toán và những điều cần phải biết sau đây, HTTP xin gửi đến Quý khách hàng những thông tin thật sự cần thiết về những quy định của pháp luật hiện hành đối với công tác kế toán.
Kế toán và những điều cần phải biết
I. Nhiệm vụ kế toán
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán (SLKT) theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toánvà chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành TS; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm PL về TC – KT.
- Phân tích thông tin, SLKT; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của ĐVKT.
- Cung cấp thông tin, SLKT theo quy định của PL.
II. Yêu cầu kế toán
- Phản ánh đầy đủ NV KT – TC phát sinh vào chứng từ KT, SKT & BCTC.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, SLKT.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, SLKT.
- Phản ánh một cách trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của NV KT – TC.
- Thông tin, SLKT phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của ĐVKT; SLKT kỳ này phải kế tiếp SLKT của kỳ trước.
- Phân loại, sắp xếp thông tin, SLKT theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
III. Nguyên tắc thực hiện kế toán
- Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC.
- Các quy định và PPKT đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong KKT năm; trường hợp thay đổi các quy định và PPKT đã chọn thì ĐVKT phải giải trình trong BCTC.
- ĐVKT phải thu thập, phản ánh một cách khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng KKT mà NV KT – TC phát sinh.
- BCTC phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong BCTC của ĐVKT phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật KT 2015.
- Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của ĐVKT.
- Việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng NSNN ngoài việc thực hiện theo các quy định trên còn phải thực hiện KT theo mục lục NSNN.
IV. Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
- Chuẩn mực KT gồm những quy định và PPKT cơ bản để lập BCTC.
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp KT gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ KD DV KT.
- Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
V. Đối tượng kế toán – ĐTKT
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi NSNN, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng NSNN. Bao gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
- Nợ và xử lý nợ công;
- Tài sản công;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến ĐVKT.
2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng NSNN gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản, bao gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến ĐVKT.
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính. Bao gồm:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến ĐVKT.
4. ĐTKT thuộc hoạt động ngân hàng, TD, BH, CK, ĐTTC gồm:
- Các ĐTKT thuộc hoạt động kinh doanh;
- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
VI. Quy định về Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
1. Kế toán ở ĐVKT gồm: Kế toán tài chính & Kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc KTTC & KTQT, đơn vị kế toán phải thực hiện Kế toán tổng hợp & Kế toán chi tiết, như sau:
>>> Kế toán tổng hợp – KTTH
- KTTH phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của ĐVKT.
- Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của ĐVKT.
- KTTH được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của KTCT.
>>> Kế toán chi tiết – KTCT
- KTCT phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng ĐTKT cụ thể trong ĐVKT.
- Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. SLKT chi tiết phải khớp đúng với SLKT tổng hợp trong một KKT.
- BTC hướng dẫn áp dụng KTQT phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động.