Skip to content
- Các khoản chi khoán bằng tiền mặt không có hóa đơn GTGT như công tác phí ăn trưa, lương theo doanh số. . . không theo quy định của quy chế tài chính do DN ban hành, sẽ bị áp mức tối thiểu theo quy định của nhà nước. Mức này rất thấp so với chi phí thực tế DN chi. Do vậy cần phải kiểm tra để sửa đổi hoặc bổ sung quy chế trước khi quyết toán.
- Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có giá trị từ 1,6 tỷ trở lên cần phải được bổ sung ngành nghề vận tải, xuất một vài hóa đơn về vận tải để hợp lý hóa phần chi phí này.
- TSCĐ khi mua sắm cần phải hợp lý hóa sử dụng cho các bộ phận sử dụng để sao cho tài sản đó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN, nếu không cũng bị loại trừ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ nếu đã áp dụng phương pháp nào là phải áp dụng thống nhất từ tất cả các kỳ kinh doanh, không được thay đổi giữa chừng khi cảm thấy việc tiêu hao chi phí TSCĐ cho một kỳ nào đó quá lớn mà không có hồ sơ tài liệu chứng minh. Nếu muốn thay đổi cần phải làm các thủ tục thay đổi gửi cơ quan thuế.
- NVL vượt mức định mức đã đăng ký với cơ quan thuế: Cần phải xây dựng định mức lớn hơn mức tiêu hao NVL thực tế từ 10-15% để tránh bị vượt mức. Trường hợp đã qua thời kỳ kế toán cần phải căn chỉnh lại sao cho mức tiêu hao thực tế nằm dưới định mức đã đăng ký. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu thêm về định mức của ngành, của vùng. . . để xây dựng mức hợp lý. Ví dụ về mức tiêu thụ xăng cho đơn vị vận tải.
- NVL tiêu hao không đúng công năng kỹ thuật cũng sẽ bị loại. Ví dụ doanh nghiệp vận tải chỉ có xe chạy bằng dầu nhưng lại lấy hóa đơn xăng, thuế sẽ kiểm tra từ hồ sơ kỹ thuật của xe và sẽ loại trừ các hóa đơn xăng này.
- Các chi phí dưới 200.000đ quá nhiều và cho những mặt hàng không nằm trong quy định về lập bảng kê bán lẻ.
- Tiền thù lao HĐQT cho thành viên HĐQT cần phải ,có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.
- Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn(không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê VP với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.
- Chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê, chi phí để có được TSCĐ không thuộc TSCĐ (bằng sáng chế tài liệu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. . .) cần được phân bổ trong 3 năm nếu phân bố vượt quá 3 năm thì phần vượt đó bị loại trừ vào các năm từ năm thứ tư trở đi.