Với những cải cách về thủ tục hành chính như hiện nay, việc hoàn thành công tác đăng ký thành lập công ty không mất quá nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, sau khi được cấp Giấy CN ĐKDN, nhiều chủ doanh nghiệp đã không thực hiện đầy đủ một số thủ tục sau đó. Dẫn đến bị Cơ quan thuế kiểm tra và phạt hành vi hoặc bị đóng mã số thuế.
Những việc cần thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Thông báo về việc thành lập doanh nghiệp
Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục của pháp luật.
Nội dung của Thông báo:
- Nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Đối với công ty cổ phần: Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là Nhà đầu tư nước ngoài của công ty.
Mức phạt: Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng có thể bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
2. Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu và không cần phải khai báo với cơ quan Công an theo quy định của Luật DN 2005.
Ngay sau khi tiến hành khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu con dấu vói Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp không thông báo mẫu con dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh thì đương nhiên con dấu của doanh nghiệp sẽ không có hiệu lực pháp luật.
3. Vấn đề đăng ký thuế
Khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Nếu hồ sơ bị chậm, doanh nghiệp có thẻ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng.
3.1. Thuế môn bài
- Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nộp thuế môn bài ở Kho bạc NN quận (huyện).
3.2. Thuế GTGT
Bao gồm khai thuế hàng tháng và quyết toán thuế cuối năm.
- Kê khai thuế hàng tháng: 1 tháng/lần.
- Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm.
Doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính năm.
3.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kê khai hàng quý: 1 quý/lần.
- Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng về kê khai thuế và nộp thuế, thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật.
4. Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
Tại trụ sở chính, chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp buộc phải có gắn tên của doanh nghiệp.
Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định.
5. Giấy phép con
Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì ngoài giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần có chứng chỉ hành nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép du học, bảo vệ, du lịch lữ hành quốc tế….
6. Thực hiện góp vốn theo cam kết
Đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quy định về mức vốn pháp định là khác nhau:
6.1. Đối với công ty TNHH
- Chủ sở hữu và các thành viên phải góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Trường hợp thành viên công ty không góp đủ vốn đương nhiên sẽ không còn là thành viên của công ty hoặc nếu chỉ góp một phần thì sẽ chỉ có quyền tương ứng với số vốn đã góp.
- Đồng thời, những thành viên này sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp với các nghĩa vụ tài chính của công ty.
6.2. Đối với công ty Cổ phần
- Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN.
- Trường hợp cổ đông công ty không thanh toán số cổ phần đương nhiên sẽ không còn là cổ đông của công ty hoặc nếu chỉ thanh toán một phần thì sẽ chỉ nhận được phần lợi tức và các quyền khác tương ứng với số vốn đã góp.
- Đồng thời, những cổ đông này sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua với các nghĩa vụ tài chính của công ty.
7. Cấp Giấy chứng nhận vốn góp
Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 2 TV trở lên: Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên tại thời điểm góp vốn theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Trường hợp công ty không thực hiện, có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo quy định của công ty đó.
8. Thành lập ban kiểm soát
Đối với loại hình công ty TNHH 2 TV trở lên: Khi công ty có số lượng thành viên từ 11 người trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát.
Đối với loại hình công ty Cổ phần: Khi có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
Trong trường hợp doanh nghiệp không thành lập Ban kiểm soát thì bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật.
9. Vấn đề về sử dụng lao động và chế độ bảo hiểm
Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Kế toán của doanh nghiệp sẽ phải lên cơ quan BHXH quận để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động trong công ty.
10. Báo cáo sử dụng hóa đơn
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn đối với:
- Doanh nghiệp mới thành lập;
- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in hóa đơn, sử dụng hóa đơn điện tử;
- Doanh nghiệp có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in;
- Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- Doanh nghiệp thuộc diện mua hóa đơn của Cơ quan thuế.
Nếu bạn cần một đơn vị tư vấn các thủ tục hồ sơ trên tại Quảng Ngãi hãy liên hệ với chúng tôi.:
Điện thoại: 093 561 3593 hoặc đến ngay 120/1 Đường Phạm văn Đồng – tp Quảng Ngãi.
DỊch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ngãi.
- Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
- Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
- Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
- Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.